
Chào mọi người. Đây là Sasuke. (Insta@sasuke_bto_japanese)
Lần này, tôi sẽ giải thích cách sử dụng 「。」 và 「、」 thường xuất hiện trong các câu tiếng Nhật.
Tôi nghĩ rằng có nhiều người không hiểu và đang sử dụng nó không đúng mục đích.
Ngay cả người Nhật đôi khi sử dụng nó một cách kỳ lạ, nhưng cách truyền đạt câu của người viết có thể thay đổi tùy thuộc vào cách chúng được sử dụng, vì vậy hãy nghiên cứu cách sử dụng nó sao cho hợp lý và chính xác nhé.
Thật tốt khi các bạn hiểu được cách dùng chúng, vì vậy hãy cố gắng đọc hết bài viết này.
Trước hết,「。」 và 「、」 được gọi là “句読点“.
「。」 Là 「句点/dấu chấm」 và 「、」 là 「読点/dấu phẩy」.
「句点(。)」thật dễ dàng khi dùng phải không? Theo quy tắc chung, chúng hay được đặt ở cuối câu.
「読点(、)」được thêm vào giữa câu để dễ đọc hơn và truyền tải nội dung chính xác, dễ hiểu hơn.
Chúng ta hãy xem xét từng quy tắc chi tiết của từng loại dấu câu nhé.
Quy tắc sử dụng「句点」
Về cơ bản, 「句点」được đặt ở cuối câu.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, không có 「句点」 ở cuối câu.
Cụ thể là trong các trường hợp sau:
Không thêm 「句点」 sau 「!」 và 「?」
Ví dụ:
日本語の勉強をがんばりましょう!
Hãy chăm chỉ học tiếng Nhật nhé!
サスケさんはどこにいますか?
Anh Sasuke ở đâu?
Không thêm 「句点」vào cuối câu trong 「 」
Ví dụ:
彼は恋人に「大好きだ」と叫んだ。
Anh ấy hét lên với người yêu của mình rằng “Anh yêu em”.
( ) Thay đổi tùy thuộc vào văn bản
Khi sử dụng ( ) – với mục đích giải thích từ hoặc cụm từ đằng trước – thì ở cuối câu, hãy thêm 「句点」 sau ( ).
Ví dụ:
明日、午後9時に始まります(ベトナム時間)。
Nó sẽ bắt đầu lúc 9 giờ tối ngày mai (giờ Việt Nam).
Khi ghi nguồn ở đâu hoặc trích dẫn của ai, hãy thêm 「句点」 trước ( ).
Ví dụ:
自由と独立ほど尊いものはない。(ホーチミン)
Không có gì quý hơn Độc lập Tự do. (Bác Hồ Chí Minh)
Quy tắc sử dụng「読点」
Không có tiêu chuẩn rõ rang nào cho cách sử dụng của 「読点」 so với 「句点」.
Tuy nhiên, khi được sử dụng đúng cách, nó có thể truyền đạt đúng ý nghĩa thực sự của câu và sẽ là một câu dễ hiểu cho người tiếp nhận.
Trong những trường hợp dưới đây, tốt hơn hết bạn nên đặt dấu 「読点」đúng.
Giữa chủ ngữ và vị ngữ
Nếu chủ ngữ dài, hãy đặt dấu phẩy sau chủ ngữ để nhấn mạnh mức độ dài của chủ đề.
Ví dụ:
ベトナムで一番有名な日本人は、サスケさんです。
Người Nhật nổi tiếng nhất Việt Nam, là anh Sasuke.
Ngăn cách các chữ Kanji với Kanji, Hiragana với Hiragana
Nếu Kanji hoặc Hiragana liên tục đứng nối tiếp nhau, nó sẽ tạo ra một cảm giác khó đọc và ý nghĩa có thể sẽ thay đổi.
Ví dụ:
今日、私は日本語を勉強します。
Hôm nay, tôi đang học tiếng Nhật.
ここで、はきものを脱いでください。
Bây giờ, bạn hãy cởi giày dép của bạn.
ここでは、きものを脱いでください。
Vui lòng cởi kimono của bạn tại đây.
Sau các từ diễn tả sự liên kết
Sau các liên từ 「しかし」「だが」「それで」「さて」「では」, v.v., hãy đặt một “dấu phẩy”.
Ví dụ:
では、授業を始めましょう。
Được rồi, hãy bắt đầu lớp học thôi.
Khi các danh từ riêng nối tiếp nhau
Ví dụ:
受付で、名前と電話番号、ID番号を伝えてください。
Vui lòng cho chúng tôi biết tên, số điện thoại và số CMND của bạn tại quầy lễ tân.
Sau khi giải thích các giả thiết và lý do
Ví dụ:
もしお金持ちだったら、無人島を買いたいです。
Nếu tôi trở nên giàu có, tôi muốn mua một hòn đảo hoang.
風邪をひいたので、仕事を休みました。
Tôi bị cảm, nên tôi đã xin nghỉ làm.
Lời kết
Tôi nghĩ bạn có thể thấy rằng có nhiều quy tắc khác nhau cho 「句読点」mà tôi đã them vào đây bằng cách nào đó.
Tuy nhiên, điều quan trọng là không phải học thuộc toàn bộ các quy tắc, mà bạn cần lưu ý cách đặt các dấu câu sao cho có thể truyền đạt chúng một cách rõ ràng và chính xác.
Hãy đặt mình vào vị trí của người tiếp nhận khi họ đọc những câu mình viết liệu họ có hiểu được nội dung, ý nghĩa mà bạn muốn truyền tải hay không.
Có hoặc không có dấu chấm câu, đó là lòng trắc ẩn của người viết đối với người đọc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc đóng góp nào, hãy liên hệ thêm với chúng tôi qua Line↓↓Đồng thời, chúng tôi sẽ gửi thông báo qua Line cho bạn khi có bài viết mới

コメント